Một trong những bí quyết giúp đơn hàng của bạn tăng giá trị đơn hàng chính là tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng online đó là cách giúp bạn tăng tổng doanh thu mà không cần phải cắt giảm chi phí.
Khi bắt đầu kinh doanh ai cũng quan tâm với việc làm sao để có thể kiếm nhiều tiền nhất từ sản phẩm của mình, cho dù đó là bằng mọi cách tăng doanh thu hay phải cắt giảm chi phí. Nếu bạn đang kinh doanh thì một trong những cách hay nhất đó chính là hãy tăng giá trị trung bình của đơn hàng. Ví dụ, số lượng giao dịch giữ nguyên thì việc bạn tăng giá trị trung bình của một đơn hàng sẽ làm tăng tổng doanh thu của shop bạn.
Sau đây là 6 cách để tăng giá trị trung bình cho mỗi đơn hàng:
Đưa ra ưu đãi freeship với ngưỡng giá trị đơn hàng tối thiểu
Một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất hay thường được các shop sử dụng đó chính là freeship với ngưỡng giá trị đơn hàng tối thiểu. Theo một đánh giá báo cáo, khách hàng rất thích được freeship, họ chấp nhận việc chi trả nhiều hơn cho đơn hàng có freeship thay vì phải trả phí giao hàng, mặc dù tổng giá trị đơn hàng có thể thấp hơn. Nói chung, ưu đãi freeship có thể khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm của bạn.
Khi bạn đưa ra freeship với ngưỡng giá trị đơn hàng tối thiểu thì hiệu quả còn lớn hơn. Ví dụ: chỉ freeship với đơn hàng trị giá từ 15k nghìn trở lên và nếu khách hàng có giỏ hàng với giá trị 140 nghìn, họ có thể sẽ tìm mua thứ gì đó khác để đạt ngưỡng freeship.
Tung ra nhiều ưu đãi khuyến mãi
Phương pháp khuyến mãi mua càng nhiều giảm giá càng đậm sâu để tăng giá trị một hàng chưa bao giờ là lỗi thời. Ví dụ, giảm 50,000 nghìn đồng khi mua từ 250,000 nghìn đồng trở lên, có thể việc này có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn một chút, tuy nhiên việc khiến mức chi tiêu của khách hàng sẽ nhiều hơn trên tổng đơn hàng của họ. Bên cạnh đó, bạn có thể tặng thêm thẻ quà tặng cho khách hàng khi họ chi tiêu một số tiền nhất định trong mỗi lần mua sản phẩm của bạn
Giảm giá cho khách hàng khi họ mua số lượng lớn. Giảm chi phí trên một vài sản phẩm sẽ kích thích một lượng khách hàng mua nhiều hơn.
Bán hàng theo combo
Một trong những chiến lược phổ biến nhất thường thấy là bán các món hàng đơn lẻ thành combo với nhau. Ví dụ, bạn có 5 hoặc 6 món đồ lẻ sau đó bạn ghép chúng lại với nhau thành một combo và bán với giá rẻ hơn khi khách hàng mua riêng lẻ từng sản phẩm, chiến thuật này làm khách hàng mua hàng nhiều hơn và tạo sự thuận tiện về mặt mua sắm cũng như tiết kiệm về mặt tài chính.
Gợi ý các sản phẩm tương tự
Bạn có để ý khi bạn lướt mua hàng trên bất kỳ sàn thương mại điện tử (TMĐT) nào thì sau đó bạn sẽ thấy một vài đề xuất gợi ý những món hàng liên quan hay không đó chính là sức mạnh của machine learning. Ở trên các sàn TMĐT, khi bạn mua một món hàng hệ thống sẽ giới thiệu các sản phẩm tương tự và có liên quan khác đến cho khách hàng, đặc biệt hơn là nhắc khách thêm nhiều mặt hàng hơn vào giỏ hàng.
Xây dựng khách hàng thân thiết
Một trong những cách mà các cửa hàng hay dùng để giữ chân khách hàng là áp dụng chương trình khách hàng thân thiết, nói nôm na dễ hiểu là khách hàng thân thiết sẽ được hưởng những chính sách, ưu đãi khi mua sắm ở cửa hàng của bạn. Ví dụ,khi khách hàng mua một số điểm nhất định, bạn có thể giúp họ hỗ trợ đổi số điểm đó thành chiết khấu cho đơn hàng tiếp theo của họ hoặc là đổi thành một phần quà nhỏ tự chọn. điều đó vừa làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm vừa cảm thấy vui khi trải nghiệm sản phẩm.
Đặc biệt lưu ý, khi bạn xây dựng chương trình khách hàng thân thiết hãy quy ước rõ cách sử dụng điểm hoặc phần quà ở các ngưỡng nhất định. Tránh việc thông tin không rõ ràng khiến cho việc trải nghiệm dịch vụ mua sắm của khách hàng không được thoải mái.
Giảm giá theo khung giờ
Ví dụ, trong một số khung giờ nhất định, mọi sản phẩm trên các kênh TMĐT và mạng xã hội của bạn đều giảm giá 25%, khách hàng sẽ tận dụng cơ hội này để bỏ vào giỏ hàng của mình nhiều nhất có thể, hành vi này tạo nên thói quen săn đồ giảm giá ở người mua, khiến cho khả năng họ chi tiêu nhiều hơn ở mức bình thường.