(Mới nhất) 5 cách tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử 2023

5 cách tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử 2022

Bán hàng online, đặc biệt bán hàng với website thương mại điện tử bạn cần tìm ra cách thức tăng trưởng bền vững giúp thu hút lượt truy cập của người dùng nhanh nhất. Và đó cũng chính là tiền đề để bạn tự tin đẩy mạnh doanh số bán hàng ở giai đoạn sau này. 

Bài viết “4 cách tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử 2022” chính là bí quyết mới nhất mà mình nghĩ bạn cần nắm chắc nếu muốn công việc kinh doanh thông qua website thương mại điện tử phát triển. 

Mình tin chắc là như vậy. 

Và như thường lệ nếu sau khi đọc xong bài viết của mình nhưng bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận ngay bên dưới. MÌnh sẽ nhanh chóng tổng hợp và gửi lại các bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất! 

Bây giờ bạn chỉ cần tập trung cùng mình! 

Tăng trải nghiệm khách hàng 

Trải nghiệm khách hàng chính là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà thời gian gần đây mình thấy đa số mọi khách hàng đều quan tâm. 

Mình sẽ ví dụ cụ thể cho bạn thấy 

Đơn giản như trải nghiệm khách hàng trên website thương mại điện tử của Shopee luôn được đánh giá cao hơn so với Lazada, Tiki và Sendo. 

Tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy? Đơn giản vì website Shopee tập trung tối ưu trải nghiệm của khách hàng mọi ngày. 

  1. Từ việc bố trí sản phẩm được phân chia theo danh mục cụ thể 
  2. Đến việc các chương trình khuyến mãi, tìm kiếm mã freeship dễ dàng được nhìn thấy 
  3. Đến cá việc thông tin sản phẩm rõ ràng 
  4. Và đặc biệt, rất nhiều sản phẩm được hiển thị trong phần gợi ý theo nhu cầu của người mua hàng. 

Mình biết, để làm được điều đó, Shopee đã phải đầu tư chi phí cho website rất nhiều. Những website bán hàng thương mại điện tử khác khó mà sánh kịp bằng Shopee. 

Tuy nhiên, bạn chỉ cần đặt bản thân vào trải nghiệm của khách hàng. Tập trung cải thiện từ những yếu tố nhỏ nhất trên website. Như vậy, bước đầu bạn đã thành công rồi. 

Tập trung trải nghiệm khách hàng

Chú ý đến giao diện di động 

Theo một kết quả mà mình đọc được trong bài nghiên cứu thì có đến hơn 60% người dụng Internet truy cập từ thiết bị di động. 

Thật ra đó cũng không phải là thông tin quá lạ. 

Ngay cả khi theo dõi chỉ số thông qua Google Analytics của nhiều website mình quản lý, chỉ số tương tác trên thiết bị di động vẫn cao hẳn so với máy tính. 

Đó là lý do mình muốn bạn nên đầu tư song song cả 2 giao diện mobile và laptop. 

Có như vậy, bạn mới từng bước thu hút được sự chú ý của người mua hàng trên website của bạn. 

Bạn có thể nhờ bên thiết kế website can thiệp vào phần này ngay cả trước khi thiết kế web lẫn khi web đã đi vào hoạt động vẫn được. 

Cá nhân hóa người dùng

Cá nhân hóa khi mua hàng ở mức cơ bản nhất chính là một đoạn trong cuộc trò chuyện giữa khách hàng với người bán, ví dụ như: 

Thay vì câu hỏi tự động được bung ra sẽ là: 

  • Khách hàng muốn mua sản phẩm nào?
  • Anh/chị đang có nhu cầu tư vấn sản phẩm nào? 

Thì cá nhân hóa khi mua hàng sẽ là: 

  • Xin chào anh Thịnh, anh đang có nhu cầu quan tâm đến sản phẩm nào ạ? Hãy để lại thông tin em sẽ tư vấn ngay cho anh. 

Đại loại là như vậy. 

Nhưng đó chỉ ở mức đơn giản nhất. 

Cá nhân hóa ở đây là việc đưa ra một số sản phẩm, thương hiệu dựa trên lịch sử mua hàng của người dùng. Việc tạo “danh sách yêu thích” và “bộ sưu tập của bạn” sẽ khiến người dùng cảm thấy chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm hơn.

Thêm vào đó, bạn có thể gửi các email ưu đãi đúng với nhu cầu khách hàng dựa vào sự tích hợp của học máy và AI, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú và mong muốn thấy nhiều cửa hàng cá nhân hóa hơn vào năm 2019.

Đa dạng phương thức thanh toán

Đa dạng phương thức thanh toán giúp người mua hàng linh hoạt hơn trong việc chi trả. 

Họ có thể: 

  • Thanh toán tiền mặt 
  • Thanh toán chuyển khoản 
  • Thanh toán thẻ visa
  • Thanh toán qua ví điện tử 

Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu mà khách hàng có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi. 

Đa dạng phương thức thanh toán

Tuy nhiên, mình thấy đa số hiện nay mọi người đều chi trả thông qua phương thức thanh toán trực tuyến. Rất ít ai sử dụng tiền mặt khi thanh toán. Một phần cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến họ ngại tiếp xúc trực tiếp. 

Đừng bỏ qua cửa hàng offline 

Đừng vì thấy xu hướng bán hàng online ngày càng phát triển mà bạn quên mất chú trọng đầu tư vào cửa hàng offline. Dù sao hiện nay vẫn còn khá nhiều khách hàng sẽ mua hàng theo quy trình đại loại như: 

Tham khảo giá trên website _> Trò chuyện với nhân viên tư vấn -> Đến trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm -> Quyết định có nên mua hàng hay không? 

Chính vì vậy, nếu đã đầu tư nghiêm túc và muốn thúc đẩy doanh số bán hàng bạn nên quan tâm song song cả cửa hàng offline và cửa hàng online nhé. 

Tóm lại 

Hy vọng những thông tin mà mình vừa cung cấp đang giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình tìm kiếm giải pháp thúc đẩy doanh số trên nền tảng thương mại điện tử. 

Đừng quên theo dõi và ủng hộ chuỗi các bài viết về kinh doanh online do team #Thanhthinhbui biên tập. 

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay