Ngành dược và sự thụt lùi trong vấn đề phát triển Online

 

Hàng thiết yếu nhưng khó tăng trưởng mùa dịch

Sự trở lại của đại dịch lần thứ 4 đã khiến cho các doanh nghiệp dược trong giai đoạn này bắt buộc phải có giải pháp hợp lý đó chính là xây dựng và nâng cấp website để mở rộng kênh bán hàng online.

Như các bạn đã biết dược phẩm được xem là một trong những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu người dùng lúc nào cũng đạt ở ngưỡng cao kể cả trong giai đoạn giãn cách hay sau giai đoạn giãn cách. Tuy nhiên, có một thực tế các doanh nghiệp dược dù muốn cũng rất khó đẩy doanh thu trong giai đoạn này. Những khu vực chưa an toàn ở nhiều địa phương khiến cho các điểm bán hàng truyền thống gặp nhiều vấn đề khó khăn, không thể tiếp cận được với khách hàng.

 

Trong khi đó, tiềm năng của thị trường là cực kỳ lớn. Theo hãng nghiên cứu thị trường, IMS Health, chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam đạt mức 50 USD/người/năm. Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường IBM cho biết dung lượng thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 7,7 tỷ USD trong năm 2021, lên mức 16,1 tỷ USD trong năm 2026.

Việc tìm kiếm những kênh bán hàng mới là điều thực sự cấp bách và cần thiết trong giai đoạn này. Kênh bán hàng online chính là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng tốt nhất, thay thế cho những kênh truyền thống trong giai đoạn vẫn còn dịch bệnh. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn đã tập trung nhiều hơn cho kênh bán hàng online và coi đó là hướng đi trong tương lai mặc dù vẫn phụ thuộc vào kênh truyền thống. Kênh bán hàng online được xem trọng và chú ý chỉ khi kênh bán hàng truyền thống gặp hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói trong tương lai không xa cách kênh online sẽ ngày càng phổ biến, dần thay thế kênh truyền thống vì sự nhanh gọn và tiện lợi của nó

Mở kênh bán hàng online là xu hướng tất yếu nên “bộ mặt” của doanh nghiệp trong mắt khách hàng là website chính là yếu tố cần phải được doanh nghiệp quan tâm, nâng cấp đầu tiên.

“Bộ mặt” của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mực

Với đặc thù ngành dược cần phải tuân thủ nhiều quy chuẩn, việc quảng bá trên website là một kênh hiệu quả, trang website được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, quan trọng hơn bất kỳ hình thức quảng bá nào khác.

Vì vậy, website của ngành dược phải được thiết kế một cách chỉnh chu, chuyên nghiệp, uy tín và đầy đủ thông tin cần thiết để tạo sự tin tưởng cũng như ấn tượng tốt nhất cho khách hàng, đối tác và người tiêu dùng. Tuy nhiên, những điều nói trên chưa thực sự được các doanh nghiệp dược ở Việt Nam quan tâm một cách đúng mực.

Truy cập hầu hết website của các công ty dược hiện nay, bạn sẽ thấy nhiều trang được thiết kế rối rắm, không có cấu trúc rõ ràng, thông tin sản phẩm không đầy đủ. Đó là chưa kể nhiều website còn sử dụng công nghệ cũ từ cách đây cả chục năm dẫn đến việc truy cập gặp khó, các giao thức dùng để giao tiếp với khách hàng như công cụ chat trực tuyến không hoạt động.

Nếu thử truy cập vào một số trang web của các công ty dược hiện nay, rất dễ bắt gặp nhiều trang thiết kế rối rắm, không có thông tin sản phẩm đầy đủ, bố cục không rõ ràng, chưa kể đến nhiều website còn sử dụng các phần mềm cũ cách đây cả chục năm dẫn đến việc truy cập của khách hàng không ít khó khăn, kể cả công cụ chat trực tuyến cũng không hoạt động.

So với phần lớn website của các doanh nghiệp lớn khác trên thị trường, có thể nói ngành dược có phần “thụt lùi”, nếu xét trên giao diện website.

Do đó, ngay cả khi nhìn ra giải pháp mở rộng kênh bán hàng, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công vì “bộ mặt” của họ trên mạng tạo ấn tượng chưa đủ tốt với khách hàng, hoặc đơn giản website chưa đủ tính năng cần thiết để “níu chân” người tiêu dùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay